.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.


Join the forum, it's quick and easy

.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.
.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Xã da cam

Go down

Xã da cam Empty Xã da cam

Bài gửi  Admin Miller Thu Aug 13, 2009 4:35 am

Tuy không nằm trên mảnh đất một thời khói lửa (Quảng Trị) nhưng xã Tân Phước, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận lại có đến 55 trường hợp bị nhiễm chất độc dioxine. Thôn xóm vang vọng tiếng rên rỉ, tiếng khóc quặn lòng của những phận người mang trên mình nỗi đau da cam.

Xã da cam 18355752674347690tranvanhau

Cháu Trần Văn Hậu


NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH
Do các cán bộ ở xã Tân Phước “bận” công chuyện nên chúng tôi phải vừa đi vừa hỏi đường lùi lũi cày chiếc Honda giữa những đập cát ngoằn ngoèo, lún sụp. Trong số những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam (CĐDC) ở thôn Mũi Đá, xã Tân Phước, cháu Nguyễn Minh Tuấn (8 tuổi) là nặng nhất. Sinh ra được hai tháng, Tuấn đã bị dị tật. Bố mẹ đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 suốt một năm rưỡi nhưng bệnh tình Tuấn vẫn không thuyên giảm. “Bác sĩ bảo cháu bị nhiễm CĐDC không thể chữa khỏi. Vợ chồng tôi nghe xong mà bủn rủn chân tay. Cháu phải mang tật nguyền suốt đời. Tội quá”, chị Nguyễn Thị Kha, mẹ của Tuấn nói. Mỗi ngày, Tuấn bị căn bệnh hành hạ từ chiều về đêm. Mỗi lần lên cơn đau, Tuấn cứ lăn qua vật về, quậy đập liên tục và khóc ré lên cả tiếng đồng hồ mới nghỉ. Khi không đủ sức khóc nữa, Tuấn nằm lịm co ro một đống, nước miếng tứa ra nhễ nhại trong rất thảm thương. Mỗi lần ăn cơm, nếu nằm úp, Tuấn phải rướn đầu ra ngậm từng muỗng, nằm ngửa thì phải gồng người lên mới ăn được. Hàm răng Tuấn bị đau, mỗi lần ăn cơm chỉ lừa qua lừa lại nên thường xuyên bị hóc, sặc nước. Thân hình Tuấn còng queo, vẹo vọ, mỗi lần muốn lấy vật gì chỉ có cách lăn qua bò lại. Chính vì lăn, bò nhiều lần nên hai đầu gối và cùi tay của Tuấn chai cứng.

Năm nay 36 tuổi nhưng chị Võ Thị Thảo (ở thôn Hồ Tôm, xã Tân Phước) trông như đứa trẻ lên bảy. Còm nhom, tóc hói trụi, chị Thảo cứ thu lu khép mình vào góc giường ngơ ngác nhìn người lạ. Mẹ Thảo, bà Nguyễn Thị Nở sinh được năm người con, bốn người đầu đều bình thường. Lúc mang bầu Thảo gặp lúc “giặc Mỹ rải thứ gì làm cây cối héo queo, cháy rụi” nên mới chào đời Thảo đã là đứa bé không bình thường. Thảo ốm liên tục suốt ba năm ròng với nhiều căn bệnh: thận, khô xương, bại não... Mỗi lần đau, Thảo lại nằm ôm bụng, nước miếng nhễu ra, chân tay yếu như cọng bún. Ăn vào mười miếng thì ói ra hết bảy miếng nên người Thảo ngày càng gầy nhom.

Không chỉ bị cơn đau hành hạ mà nhiều bệnh nhân còn không thể nhận thức được hành động của mình. Cháu Lâm Văn Pháp (13 tuổi, ở thôn Hồ Tôm) mỗi lúc trở trời lại co giật liên tục, sùi bọt mép và nằm cả tuần, thậm chí cả tháng trời. Mọi sinh hoạt cá nhân nhiều lúc “đi” ngay tại giường. Mỗi khi Pháp lên cơn, túm phải cái gì nếu không bỏ vào miệng thì đem ném cái đó. Lúc bị nặng, Pháp chạy cuống cuồng như người điên. Vì mắt Pháp chỉ còn lại 40% nên té lên té xuống, trên người không biết bao nhiêu là sẹo. Có khi chửi cả bố mẹ mình hoặc cầm cây đánh mấy đứa em khi chúng đang ngồi học. Năm nào cũng vậy, cứ nửa năm tỉnh, nửa năm... điên.
Nguyễn Thị Diệu Loan (28 tuổi, ở thôn Cam Bình, xã Tân Phước) cũng dở dở ương ương không kém. Lúc chúng tôi đến, Loan hết trùm khăn lên đầu lại túm được cái gì là ném cái đó. Mỗi lúc lên cơn, đang ngồi chơi tự dung Loan giật nảy người lên, chân tay run rẩy, sùi bọt mép. Nhanh thì ba, bốn tiếng, chậm thì vài ba ngày mới hết co giật. Có lúc mẹ của Loan bận việc quên để ý là Loan tự bò đi và té gãy tay là chuyện bình thường. Năm 22 tuổi, Loan bị té dập đầu làm bể ba cái khạp, khâu mấy mũi liền. Cách đây mấy tháng, Loan bị té vào bậc thềm, nằm ngay đơ giữa nhà, mắt trợn ngược làm cả nhà một phen hú vía. “Mỗi lần nó đau là mỗi lần cả nhà phải khổ. Căn bệnh chi mà quái ác, thiếu đường bán nhà chữa trị cho con mà bệnh tình nó càng ngày càng nặng hơn”, mẹ Loan than thở.

Xã da cam IMG_0175


Chị Võ Thị Thảo

CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM HƠN
Chúng tôi đến nhà anh Trần Trung Lập, bố của cháu Trần Văn Hậu (15 tuổi, ở thôn Mũi Đá) là nạn nhân bị nhiễm CĐDC. Căn nhà nhỏ tuềnh toàng được chắp vá bởi những mảnh xốp lượm ngoài biển. “Tính mua mấy tấm tôn che tạm nhưng làm bao nhiêu mua thuốc cho con bấy nhiêu. Phải chi có tiền trợ cấp của nhà nước cho cháu cũng đỡ”, anh Trung Lập nói như thanh minh. Để chữa trị cho con, vợ chồng anh phải bán mọi thứ trong nhà. Từ chài lưới, đèn măng sông cho đến cái thúng câu cũng phải đem đi cầm. Đến lúc không còn gì, vợ chồng anh phải bán máu cứu con.
Chị Phương, mẹ của Lâm Văn Pháp suốt tám năm bồng con lên bệnh viện Nhi Đồng 1 và hai năm đi viện tư, không còn gì để bán. Từ lúc sinh ra đến đầu năm 2008, chính quyền địa phương cho Pháp mỗi tháng 240 ngàn đồng, nhưng từ đầu năm 2009 đến nay họ không cho nữa. Đầu tháng tư vừa rồi, Pháp lên cơn co giật liên miên, trong nhà không có lấy một cắc bạc mua thuốc, chị phải chạy vạy mượn hàng xóm mấy chục bạc thuê xe ôm chở con về xã nhờ giúp đỡ thì phó chủ tịch xã hứa nhưng từ đó tới nay chưa thấy gì.

Không riêng gì trường hợp của chị Phương mà nhiều gia đình khác đều than vãn về hoàn cảnh bị “bỏ rơi” của con họ như vậy. “Mấy lần trước có mấy cô chú trên xã về ghi chép, tôi tưởng bữa nay cháu được hỗ trợ vài đồng mua thuốc nhưng ghi cả chục lần rồi mà có thấy viên thuốc nào đâu?” - bà Nguyễn Thị Thia, mẹ của Loan cho biết.


Xã da cam IMG_0159

Cháu Nguyễn Minh Tuấn

Võ Thị Thảo, một trong những trường hợp nặng nhất, suốt 36 năm nay gia đình chưa một lần được cán bộ xã Tân Phước về ghi vào danh sách nạn nhân bị nhiễm CĐDC. “Con họ còn có tên trong danh sách, còn được hưởng vài đồng chứ con tôi là thiệt thòi nhất. Nghĩ tủi thân lắm” - bà Nguyễn Thị Nở, 83 tuổi, mẹ của Thảo sụt sùi nói.

Vì con đau ốm liên miên lại mất đi một lao động chính để chăm sóc bệnh nhân nên phần lớn các gia đình đều thuộc hộ nghèo. Nhiều người phải làm thuê đắp đuổi qua ngày nhưng công việc ở quê lại rất bấp bênh. Chỉ số ít trường hợp được hưởng trợ cấp xã hội, còn phần đông không chỉ chịu thiệt thòi về thể xác, vật chất mà cả tinh thần. Lâu lâu vào dịp tết nhất hoặc có đoàn từ thiện nào về, họ mới có được hộp quà, mảnh áo hay vài ký gạo.

Hàng chục gia đình có con bị nhiễm CĐDC tại xã Tân Phước rất cần sự giúp đỡ để giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Nỗi đau da cam không còn là nỗi đau riêng của từng cá nhân, từng gia đình mà đã trở thành nỗi đau chung của toàn xã hội. Nỗi đau ấy đang rất cần sự quan tâm chia sẻ của các cấp chính quyền địa phương và sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.

Theo HẢI VĂN
Admin Miller
Admin Miller
Hố Đen Vũ Trụ
Hố Đen Vũ Trụ

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/08/2009
Age : 34
Đến từ : Địa Ngục 5 Sao

https://songdocpro.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết