.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.


Join the forum, it's quick and easy

.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.
.:'(¤¯`°- [H][S][S][Đ].-°´¯¤)':.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mồ côi tội lắm ai ơi...

Go down

Mồ côi tội lắm ai ơi... Empty Mồ côi tội lắm ai ơi...

Bài gửi  Admin Miller Thu Aug 13, 2009 4:42 am

Còn cha, còn mẹ thì hơn Không cha, không mẹ như đờn đứt dây”
Tôi chợt nhớ đến những câu ca ấy khi đến thăm Nhà nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai (TX.Vị Thanh) và thấu được bao nỗi niềm của những đứa trẻ bất hạnh nơi đây...


Mồ côi tội lắm ai ơi... 4207479239910189tremocoi

Trẻ mồ côi vui chơi sau giờ tan học.


* Khát khao...







Ở đây, lúc nào cũng có vài chục trẻ, được người ta đem đến từ khắp các địa phương trong tỉnh, có cả ngoài tỉnh, nhiều nhất ở nông thôn, hoàn cảnh khốn khó, cha mẹ chia ly, mồ côi cha, hoặc mẹ - thậm chí có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Các em đa phần đều còn nhỏ và mái ấm gia đình, tình thương cha, mẹ, hình ảnh người thân hầu như chỉ còn trong tâm tưởng. Và có lẽ dấu ấn đậm nét nhất trong ký ức của chúng là những sự kiện đau thương...







Bé Đạt, có vẻ ngoài lầm lũi, già hơn cái tuổi 12, nhà nó ở xã vùng ven Hỏa Lựu (Vị Thanh), được ông nội gửi vào đây bốn năm rồi, mà nó vẫn chưa quên hình ảnh cha mình say rượu té sông chết; rồi sau đó mẹ em mắc bệnh lao, nhà lại nghèo, không được chữa trị đúng cách nên đã qua đời, lúc ấy em chưa tròn 5 tuổi. Trường chỉ cách nhà hơn mười cây số, thế mà mấy năm nay ông nội (người thân duy nhất) chưa thể một lần đến thăm em, vì nội già nua lại nghèo khó, hàng ngày phải dựa vào khoản trợ cấp xã hội và tình thân ái của xóm giềng. Nhớ thương nội, nhưng cứ phải tết đến thì em mới có thể về thăm vì không tiền xe, không người đưa rước, để có tiền mua cây kem, ăn ly đá bào khi đến trường với em cũng đã là hiếm hoi. Khi tôi gợi chuyện, hỏi tên cha, Đạt suy nghĩ hồi lâu rồi nói:







- Hồi trước con biết... lâu rồi không ai nhắc tới, con cũng quên luôn rồi !







Đâu chỉ riêng bé Đạt, những đứa bạn của nó dù mỗi đứa một cảnh, nhưng đều có chung một nỗi khát khao hơi ấm người thân. Đặng Văn Hiền, quê cũng ở Vị Thanh, đến trường khi cha bị tâm thần nặng, mẹ bỏ đi lấy chồng tận Tây Ninh, suốt hơn chục năm qua, chưa một lần về thăm. Hiền, nói:







- Em chỉ hy vọng sau này cha mau hết bệnh để rước em về nhà. Em cũng rất muốn lên Tây Ninh ở với mẹ. Nhưng...







Còn Tú Anh, cô bé có cặp mắt đẹp nhưng chất chứa một nỗi buồn trống vắng, vào trường từ khi lên tám. Khi cha mất, chỉ ba ngày sau mẹ bỏ đi biệt xứ, bỏ em lại cho bà nội già yếu. Dù thương đứa cháu côi cút, bà nội vắt sức cưu mang cháu cũng chỉ được ba năm thì phải gửi Tú Anh vào đây. Tâm sự với tôi, Tú Anh thổ lộ:







- Nhìn các bạn được cha mẹ đưa đón đến trường, con tủi lắm! Ước gì...







Đã hơn chục năm qua, nỗi ước mơ của em vẫn còn là mơ ước, mẹ của em vẫn biền biệt không biết ở phương nào... Nỗi buồn, nỗi đau của Tú Anh càng nhân lên khi nhận thấy có những người mẹ dù tật nguyền, dù không còn đầy đủ khả năng nhận thức, vẫn không thể dứt được tình mẫu tử như mẹ của Lê Văn Hoàng - bạn cùng trường, quê ở xã Vĩnh Trung (Vị Thủy). Mẹ của Hoàng đang bị bệnh tâm thần, lúc tỉnh lúc mê, vậy mà cứ mỗi khi bớt bệnh, nhớ con là bà lại mua quà, tìm con. Hoàng vào trường mới vài năm nay, bởi cha chết vì căn bệnh ung thư não, mẹ bệnh tâm thần. Nói về mẹ, Hoàng rưng rưng nước mắt:



- Mẹ thương con lắm, lúc nào tỉnh là mẹ vô đây thăm con... Nhưng lâu rồi mẹ không đến. Nghe người ta nói mẹ con vào chùa rồi. Con nhớ mẹ lắm!







* Hơi ấm tình thân...







Trong vô số những nỗi buồn đau, khát khao tình người thân của những đứa trẻ mồi côi ở đây, vào mùa hè năm trước, đã diễn ra một sự kiện khiến đứa nào cũng nghẹn ngào. Đó là cuộc hội ngộ bất ngờ của em Diệp Ngọc Hưởng, với người cha ruột sau hàng chục năm xa cách.







Quê Hưởng tận huyện Long Phú (Sóc Trăng), cha làm ngư phủ, thường đi biển cả tháng mới về. Mẹ em ở nhà mê cờ bạc, bán hết đồ đạc nhà cửa để trả nợ, rồi bỏ đi biệt xứ, khi em mới lên bốn tuổi, phải lăn lóc nhờ hàng xóm cưu mang,... khi cha trở về rồi thì cũng đưa em gửi vô nhà thờ và ra đi biền biệt không trở lại. Kể từ đó, cuộc sống của em là những tháng ngày trôi nổi hết từ nơi này đến nơi khác, nơi cuối cùng em đến chính là trường Hoa Mai.







Ngoài nỗi đau bất hạnh như một trẻ mồ côi, Hưởng còn mang nỗi đau của một người bệnh tật. Lúc mẹ bỏ đi, em bị sốt bại liệt và di chứng làm một chân của em bị teo vĩnh viễn. Mặc cảm với bạn bè, suốt một thời gian dài em sống trong tâm trạng tự cô lập và chán nản. Em tâm sự:







- Người ta hay nhìn chúng con với ánh mắt thương hại, tội nghiệp. Đi cắt tóc lấy giá rẻ hơn. Đi học may cũng tính ưu đãi hơn. Buồn tủi thiệt, nhưng cũng chịu! Trẻ mồ côi mà!Tưởng chừng cuộc đời của cô bé có tính khí cộc cằn và vẻ ngoài bất cần đời ấy chỉ còn là những tháng ngày vô vọng, bất ngờ vào một chiều đầu mùa hạ, khi đang cùng những đứa trẻ mồ côi, ngồi chơi trước sân nhà trẻ Hoa Mai, bỗng trước cổng trường xuất hiện một người đàn ông lạ, hỏi cái tên “Diệp Ngọc Hưởng”. Dù hình dáng cha chỉ còn loáng thoáng trong trí nhớ, nhưng Hưởng cảm nhận được ngay đó là cha ruột của mình, rồi em chạy ra sau khóc miết, bởi:







- Không biết lúc đó vì vui hay... tủi !







Tiếng gọi “cha”- với em là nỗi khát khao đằng đẵng bao năm vậy mà phải rất lâu, với những lời động viên, an ủi em mới thốt nên lời... Mấy ngày đoàn tụ cùng cha thật ngắn ngủi nhưng ngập tràn hạnh phúc. Rồi cha em lại ra đi, trở về với mái ấm riêng của mình. Mối quan hệ cha - con chỉ còn là những cuộc điện thoại, động viên, an ủi lẫn nhau... nhưng Hưởng gần như đã trở thành một con người khác, vui vẻ, hoạt bát, suy nghĩ tích cực hơn...







Và cũng từ đó đến nay, câu chuyện của Hưởng làm tất cả các em trong trường đều thầm mong ước: một ngày nào đó người thân cũng sẽ đến thăm mình!







Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay có 2 nhà nuôi trẻ mồ côi: ở TX.Ngã Bảy và TX.Vị Thanh. Riêng nhà nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Vị Thanh được thành lập vào tháng 8 năm 1996, đã nhận nuôi dưỡng trên 60 trẻ mồ côi trên 6 tuổi. Hiện tại còn 34 em, trong số đó có 13 em đang học đại học, cao đẳng. Mỗi tháng, trường phụ cấp cho các em khoảng 500.000 đ/em, khoản trợ cấp này chưa đủ trang trải cuộc sống, nên nhiều em vừa đi học vừa phải đi làm thêm. Những em thi rớt đại học thì trường cũng lo cho đi học nghề.







Trước đó, có một số em đã ra trường, đã có cuộc sống ổn định và thỉnh thoảng quay trở lại giúp đỡ về vật chất để nuôi các em nhỏ còn ở tại trường. Hàng năm cũng có các đoàn từ thiện đến thăm trường, tặng quà, cho tiền để các em mua quần áo.
Admin Miller
Admin Miller
Hố Đen Vũ Trụ
Hố Đen Vũ Trụ

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/08/2009
Age : 34
Đến từ : Địa Ngục 5 Sao

https://songdocpro.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết